Đây là một câu chuyện nho nhỏ, về một button nho nhỏ và một số tiền... không nhỏ chút nào. Mình đọc được chuyện này trong cuốn Don't make me think - một cuốn sách khá hay về UI/UX.
Vấn đề ở chỗ, người dùng phải đăng nhập hoặc đăng ký trước khi muốn thanh toán. Đội ngũ lập trình nghĩ rằng "Chỉ cần đăng ký tài khoản lần đầu, thông tin người dùng có thể được lưu lại, ở những lần sau họ không cần nhập địa chỉ và thông tin thanh toán nữa. Người dùng tiết kiệm được thời gian, cũng khuyến khích được người dùng quay lại mua hàng, hai bên cùng có lợi còn gì?".
Với những người dùng quay lại lần thứ hai, thứ ba - đối tượng mà các developer nhắm tới, tình cảnh cũng chẳng khá khẩm hơn. Họ không nhớ được mật khâu của mình. Mặc dù chức năng "quên mật khẩu" vẫn hoạt động, đến 160.000 người dùng chức năng này mỗi ngày, 75% trong số đó không tiếp tục quá trình thành toán sau khi đã yêu cầu khẩu.
Chiếc form nho nhỏ xinh xinh kia, hóa ra lại là thứ ngăn cản người dùng mua hàng, rất nhiều người dùng. Thế mới biết, developer nhiều khi nghĩ mình hiểu được người dùng, nhưng thật ra không phải như vậy.
Kết quả: Lượng thanh toán của khách hàng tăng lên đến 45%. Sau tháng đâu tiên, doanh số tăng 15.000.000$. Sau năm đầu tiên, thu nhập của web tăng đến tận 300 triệu đô la. Tất cả những việc mà họ đã làm là gì? Chỉ là thêm một button mà thôi.
Ngày xửa ngày xưa, có một trang web bán hàng...
Ngày xửa ngày xưa, ở một đất nước nọ, có một trăng web bán hàng... Chức năng cơ bản của một trang web bán hàng thì ai cũng biết: hiển thị hàng, cho vào giỏ và thanh toán. Câu chuyện của chúng ta bắt đầu ở chức nang "Thanh toán", khi người dùng đã cho hết hàng vào giỏ, một form nho nhỏ xinh xinh sẽ hiện ra với hai trường Tên Đăng Nhập và Mật Khẩu, hai button Đăng Nhập và Đăng Ký. Thế nhưng chính cái forrm be bé xinh xinh này đã gây thiệt hại đến 300.000.000$/năm cho trang web bán hàng.Vấn đề ở chỗ, người dùng phải đăng nhập hoặc đăng ký trước khi muốn thanh toán. Đội ngũ lập trình nghĩ rằng "Chỉ cần đăng ký tài khoản lần đầu, thông tin người dùng có thể được lưu lại, ở những lần sau họ không cần nhập địa chỉ và thông tin thanh toán nữa. Người dùng tiết kiệm được thời gian, cũng khuyến khích được người dùng quay lại mua hàng, hai bên cùng có lợi còn gì?".
Lập trình viên đôi khi nghĩ rằng mình hiểu người dùng
Đội ngũ designer đã làm một cuộc thử nghiệm, đưa tiền cho người dùng để họ thực hiện quá trình mua hàng và thanh toán. Đối với những khách hàng mới của trang web, họ phát hiện ra một điều: người dùng rất ghét việc đăng ký, với suy nghĩ "Mình muốn mua hàng, chứ không phải muốn đăng ký đăng kiếc gì cả". Chưa kể, người dùng còn sợ bị mất thông tin cá nhân hoặc bị gửi mail spam vào hộp thư.Với những người dùng quay lại lần thứ hai, thứ ba - đối tượng mà các developer nhắm tới, tình cảnh cũng chẳng khá khẩm hơn. Họ không nhớ được mật khâu của mình. Mặc dù chức năng "quên mật khẩu" vẫn hoạt động, đến 160.000 người dùng chức năng này mỗi ngày, 75% trong số đó không tiếp tục quá trình thành toán sau khi đã yêu cầu khẩu.
Chiếc form nho nhỏ xinh xinh kia, hóa ra lại là thứ ngăn cản người dùng mua hàng, rất nhiều người dùng. Thế mới biết, developer nhiều khi nghĩ mình hiểu được người dùng, nhưng thật ra không phải như vậy.
Button trị giá 300 triệu đô la
Đội ngũ designer đã giải quyết vấn đề này bằng một cách vô cùng đơn giản. Họ bỏ nút đăng Ký, thay vào đó bằng nút Tiếp Tục và dòng chữ "Bạn không cần Đăng Ký, hãy bấm Tiếp Tục để thanh toán. Để thnah toán nhanh hơn ở những lần sau, bạn có thể đăng ký một tài khoản vào lúc thanh toán."Kết quả: Lượng thanh toán của khách hàng tăng lên đến 45%. Sau tháng đâu tiên, doanh số tăng 15.000.000$. Sau năm đầu tiên, thu nhập của web tăng đến tận 300 triệu đô la. Tất cả những việc mà họ đã làm là gì? Chỉ là thêm một button mà thôi.
Code dạo ký sự/Phạm Huy Hoàng
0 nhận xét: